Rau xanh, trái cây giàu vitamin C
Cam, quýt, táo, ớt chuông, dâu tây, bông cải xanh, rau bina… Là những thực phẩm giàu vitamin C mà mẹ cần bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng hằng ngày của bé để tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn, virus...
Không nhiều bé yêu thích rau xanh, vậy nên mẹ cần khéo léo khi chế biến các món ăn từ rau củ quả để làm thế nào vừa giữ được dinh dưỡng cao nhất của thực phẩm vừa kích thích vị giác của bé. Trẻ con có vị giác khá tốt và thường “nhạy cảm” với hóa chất. Do đó, mẹ nên ưu tiên các thực phẩm sạch, không chứa hóa chất cũng như cách chế biến giữ được hương vị tự nhiên như salad, các món hấp, nướng…
Ngũ cốc nguyên hạt
Hầu hết các bà mẹ hiện nay đều chú ý xây dựng cho con mình chế độ ăn uống không chỉ giàu dinh dưỡng mà còn lành mạnh với cơ thể. Trong đó ngũ cốc nguyên hạt là lựa chọn lành mạnh số 1. Chúng không chỉ giàu chất xơ mà còn chứa nhiều beta- glucan một hợp chất có đặc tính kháng khuẩn và chống oxy hóa hiệu quả.
Các loại ngũ cốc nguyên hạt giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe gồm yến mạch, gạo lứt, ngô, hạt kê, quinoa, kiều mạch… Mẹ có thể chế biến với sữa tươi, sữa chua hoặc nấu cháo cho bé dùng cũng rất tốt.
Thực phẩm giàu protein
Protein không chỉ là dưỡng chất thiết yếu cung cấp năng lượng cho cơ thể mà chúng còn đóng vai trò là chất cung cấp, tăng cường sức đề kháng. Mẹ cần cân đối giữa nguồn protein từ động vật (thịt, trứng, sữa…) và protein có nguồn gốc từ thực vật (đậu gà, quinoa, đậu lăng, hạt bí, yến mạch, đậu nành…) trong chế độ ăn uống của trẻ.
Tỏi
Tỏi là thực phẩm “vàng” để tăng đề kháng phù hợp với hầu hết các đối tượng. Tuy nhiên, tỏi tươi thường bị mất đi dưỡng chất (đặc biệt là allicin) trong quá trình chế biến, chưa kể chúng còn có mùi hăng khiến khá khó chịu. Vậy nên, lời khuyên là bạn nên bổ sung tỏi đen cho trẻ, chúng không chỉ giàu dinh dưỡng mà còn có mùi thơm dễ chịu, dễ ăn hơn.
Ngoài tỏi thì các gia vị như gừng, chanh, sả, quế… cũng là những thực phẩm mẹ nên chú ý để bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng của bé để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Cà rốt
Cà rốt không chỉ nổi tiếng vì giàu vitamin A rất tốt cho mắt của trẻ mà chúng còn rất giàu beta carotene - chất hỗ trợ màng nhầy của cơ thể qua đường hô hấp và đường ruột giúp ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập, gây bệnh cho cơ thể. Với cà rốt mẹ có thể nấu cháo, súp, hấp, xào hoặc chế biến thành nước ép để bé thưởng thức.
Nấm
Nấm được khá nhiều bé thích thú, đây cũng là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe nhờ hàm lượng kẽm dồi dào. Vậy nên mẹ đừng quên bổ sung nấm vào thực đơn dinh dưỡng hằng ngày của bé nhé. Với nấm mẹ có thể làm thành các món súp, cháo hoặc chiên giòn để bé kích thích vị giác của trẻ.
Sữa chua
Sữa chua là nhóm thực phẩm giàu các lợi khuẩn, tốt cho hệ tiêu hóa vừa ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn vào cơ thể. Với sữa chua mẹ có thể kết hợp với nhiều loại hạt, trái cây để kích thích vị giác của trẻ vừa bổ sung được nhiều dưỡng chất có lợi.
Các loại hạt
Các loại hạt luôn là nguồn cung cấp protein, vitamin và khoáng chất giàu omega-3, kẽm… Thay vì các món ăn vặt kém lành mạnh, mẹ có thể cho bé ăn các loại hạt như hạnh nhân, hạt dẻ, hướng dương, hạt bí… Chúng rất có lợi cho trí não của bé vừa là nguồn thực phẩm cung cấp các dưỡng chất tăng cường sức đề kháng tuyệt vời.
Cá hồi, cá ngừ
Cá hồi và cá ngừ không chỉ tốt cho trí não của bé mà chúng còn giàu các dưỡng chất giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Do đó, mẹ đừng bỏ lỡ 2 loại cá này trong thực đơn dinh dưỡng hằng ngày của bé nhé!
Ngoài việc nắm danh sách trên, mẹ cần đặc biệt chú ý đến nguồn gốc thực phẩm, bởi thực phẩm có sạch, đảm bảo chất lượng mới mang đến các dưỡng chất có lợi và tránh dung nạp vào cơ thể các hóa chất, chất độc gây ra nhiều mầm bệnh. Song song với đó, mẹ cũng cần đa dạng thực đơn để kích thích sự hứng thú của bé trong chuyện ăn uống nhé. Hy vọng với những chia sẻ trên đã phần nào mang đến những thông tin hữu ích cho các mẹ khi xây dựng thực đơn dinh dưỡng cho bé nhà mình.