Kỹ năng sống là gì?
Khái niệm kỹ năng sống được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Dưới đây là một số ý chính đã được nhà trường thu thập từ nhiều tài liệu nhằm giúp các phụ huynh hiểu rõ, để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non.
1. Khái niệm kỹ năng sống
Kỹ năng sống là các kỹ năng cá nhân trong giao tiếp hằng ngày nhằm giải quyết các công việc hay các tình huống trong cuộc sống hiệu quả; tích cực vận dụng các kiến thức đã học vào đời sống thực tiễn; kỹ năng tâm lý xã hội để quản lý bản thân hay tương tác với mọi người xung quanh,...
2. Một số kỹ năng sống cơ bản
Kỹ năng sống cũng giống như một số vô tỉ vậy, không thể đếm được hết. Nhưng khi áp dụng vào việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non, các phụ huynh chỉ cần nắm rõ một số kỹ năng sống cơ bản sau:
- Kỹ năng giao tiếp.
- Kỹ năng tự nhận thức.
- Kỹ năng xác định mục tiêu.
- Kỹ năng tư duy.
- Kỹ năng đưa ra quyết định và xử lý tình huống
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non là gì?
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non là việc rèn luyện các kỹ năng sống cần thiết bao gồm kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tư duy, kỹ năng xử lý tình huống... giúp trẻ mầm non thích nghi với môi trường xung quanh tốt hơn, hòa đồng và tự tin giao tiếp với bạn bè, thầy cô, cha mẹ và biết cách xử lý, ứng phó với những tình huống gặp phải trong cuộc sống hàng ngày.
Vai trò của giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non
Bên cạnh việc cho con học các kiến thức văn hóa ở trường, phụ huynh cũng nên chú trọng đến việc giáo dục thêm các kỹ năng sống ngay từ khi trẻ ở lứa tuổi mầm non. Các kỹ năng được lựa chọn nên đơn giản, có khả năng áp dụng trong thực tiễn hằng ngày cao để trẻ có thể hình thành các thói quen tốt ngay từ bé. Hơn nữa, việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non cũng sẽ đem đến cho trẻ nhiều lợi ích khác như:
- Tạo tiền đề cho sự phát triển của trẻ sau này.
- Giúp trẻ tự tin để đối mặt với các trở ngại, thử thách.
- Xây dựng một bản tính tự lập ngay từ bé cho trẻ.
- Tăng khả năng tư duy cho trẻ.
- Nâng cao thể chất và trí tuệ cho trẻ.
Các bước dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non là công việc đòi hỏi sự đầu tư về thời gian, công sức. Do đó, phụ huynh nào chưa tìm được phương pháp phù hợp có thể tham khảo bài dạy ngay dưới đây. Quy trình dạy như sau:
- Đưa ra một hành động cụ thể cho trẻ.
- Cung cấp các kiến thức liên quan đến hành động: đối tượng, mục đích, cách thức,...
- Hướng dẫn trẻ cách học hỏi, quan sát, làm thử,...
- Đưa ra tình huống để trẻ vận dụng các kiến thức đã học vào.
- Thường xuyên tạo môi trường sinh hoạt để trẻ hình thành các thói quen tốt từ việc áp dụng các kỹ năng sống.
Các phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non
Trong thời đại hiện nay, cứ mỗi phút đồng hồ thì thế giới lại có thêm sự đổi mới. Vì thế, việc chỉ tiếp thu kiến thức từ sách vở sẽ là không đủ. Nắm bắt được điều này, nhiều phụ huynh đã đưa các kỹ năng sống vào việc nuôi dạy con. Tuy nhiên, một số ít phụ huynh chưa có phương pháp phù hợp dẫn đến hiệu quả của việc nuôi dạy chưa cao. Trong đó, trẻ là trung tâm của sự giáo dục, thầy cô và cha mẹ chỉ là người đồng hành, hướng dẫn cho trẻ. Trẻ có cơ hội thể hiện bản thân bằng chính năng lực, sự sáng tạo vốn, từ đó giúp trẻ rèn luyện kỹ năng tư duy, phản biện cho trong quá trình học tập và trải nghiệm. Do đó, nhà trường sẽ gợi ý cho các phụ huynh một số phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non hiệu quả dưới đây dựa trên triết lý giáo dục Reggio Emilia mà trường đang áp dụng.
Học sinh làm chủ lớp học
Việc cho trẻ tự học tập theo cách riêng của mình, làm chủ lớp họp được xem như là một trong các phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non mang lại hiệu quả cao. Khi được tự do trình bày những ý kiến, quan điểm của mình, trẻ sẽ học được kỹ năng quản lý, sắp xếp và trình bày cho phù hợp với mỗi đề tài được giao. Ngoài ra, trẻ cũng dần hình thành được thói quen biết chịu trách nhiệm cho mỗi việc mình thực hiện.
Học sinh làm chủ lớp học
Thông qua trò chơi
Các hoạt động vui chơi thường ngày không những mang lại nhiều niềm vui cho trẻ mà còn giúp bé vận dụng được nhiều kỹ năng sống trong quá trình tham gia. Trẻ được trải nghiệm nhiều vai trò khác nhau, được thỏa sức phát huy khả năng tưởng tượng và sáng tạo, học hỏi nhiều điều hay cùng bạn bè thông qua từng trò chơi thú vị. Ví dụ như khi tham gia trò chơi kéo co, trẻ sẽ biết cách cầm dây khi kéo như thế nào để mang lại hiệu quả cao. Đồng thời, trẻ cũng cần biết đoàn kết, hợp tác, hiểu ý các thành viên trong đội để quá trình kéo được nhịp nhàng và đều đặn hơn, mang lại kết quả tốt nhất cho cả đội.
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non thông qua trò chơi
Thông qua hoạt động hằng ngày
Những hoạt động sinh hoạt hằng ngày lặp đi lặp lại sẽ tạo cho trẻ thói quen biết tự chăm sóc bản thân, thực hiện đúng quy trình của mỗi việc như rửa tay trước khi ăn, đánh răng trước khi đi ngủ, tự gấp chăn gối mỗi khi thức dậy… Những thói quen này còn giúp trẻ hình thành tính tự giác cao. Có thể trẻ cũng sẽ gặp những khó khăn, vấn đề mới nảy sinh trong khi sinh hoạt - đây là cơ hội tốt để trẻ học hỏi được thêm nhiều kỹ năng sống mới.
Thông qua phim ảnh, truyện kể
Phụ huynh cũng nên áp dụng cách giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non thông qua phim ảnh và truyện kể. Nội dung từ các bộ phim hay câu chuyện sẽ giúp trẻ có những cái nhìn mới mẻ, học được nhiều điều hay cũng như biết cách ứng xử, cách giải quyết vấn đề một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, phim ảnh và truyện kể còn khiến cho trẻ cảm thấy thích thú và hào hứng hơn, dễ tiếp thu những kỹ năng sống được truyền tải thông qua nội dung của bộ phim hay truyện.
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non thông qua phim ảnh, truyện kể