1. Ngộ độc là gì ?:
- Ngay sau khi ta ăn, uống, hít thở phải một chất nào đó (hoặc sau vài giờ) thấy trong người nôn nao, khó chịu, nôn mửa, đau bụng, ỉa chảy, đôi khi chóng mặt, sức khỏe không bình thường, như vậy là ta đã bị ngộ độc cấp.
2. Dấu hiệu bị ngộ độc:
- Xuất hiện sau vài giờ hoặc 1 -2 ngày sau khi ăn.
- Hội chứng tiêu hóa: đau viêm dạ dày, viêm ruột cấp như: nôn, đau bụng dữ dội, ỉa chảy, chướng bụng, miệng khô, vật vã.
- Hội chứng thần kinh: chủ yếu là viêm dây thần kinh, giãn đồng tử, mờ mắt, vật vã kích thích, ngứa ngáy buồn nôn, hạ thân nhiệt (chân tay lạnh, mặt nhợt nhạt).
- Có cơn ngừng thở tím tái, nếu không được điều trị kịp thời có thể tử vong.
3. Xử trí :
- Cho nằm nghiêng 1 bên, ngoáy họng gây nôn nếu nuốt phải chất độc.
- Những lúc này phải để cho đi ngoài 2, 3 lần để tống hết chất độc trong bụng ra rồi sau đó mới cho uống thuốc (becberin).
- Ta phải ủ ấm cho trẻ, đưa đến cơ sở y tế, rửa dạ dày, truyền dịch để cấp cứu trẻ kịp thời.
- Nhà trường phải giữ lại các lưu thực phẩm để các cơ sơ y tế kiểm tra, hoặc cháu nôn ra quần áo để kiểm tra.
4. Phòng tránh ngộ độc :
- Không mua, ăn những thực phẩm kém chất lượng.
- Nấu nướng bảo quản thực phẩm phải đảm bảo vệ sinh.
- Tất cả thuốc, hóa chất và chất độc phải được cất giữ trong những bình chuyên dụng và phải được đậy chặt, ghi nhãn tránh xa tầm với trẻ em.
- Không dùng lại các bao bì chứa đựng các loại chất có thể gây độc ( chai lọ đựng cồn, dầu, thuốc bảo vệ thực vật ...)
- Không dùng các loại chai nước uống giải khát để đựng hóa chất...