I. PHÂN LOẠI : Có hai nhóm lớn là: TNTT có chủ định và TNTT không chủ định
1. Tai nạn thương tích có chủ định: Là những TNTT gây nên do có sự chú ý,(cố ý) của người bị TNTT hay của cả những người khác.
Ví dụ: TNTT do tự tử, giết người,bạo lực nhóm(chiến tranh) đánh nhau.
2. Tai nạn thương tích không chủ định: Là những tai nạn gây nên do sự không chú ý của những người bị TNTT hay của những người khác ở trẻ rất hay gặp loại TNTT này.
Ví dụ: TNTT do giao thông, đuối nước, ngã, ngộ độc thức ăn, cháy bỏng….
II. PHÂN LOẠI TNTT THEO NGUYÊN NHÂN:
- TNTT do giao thông: là những trường hợp xảy ra do sự va chạm, năm ngoài ý muốn chủ quan của con người, do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan người tham gia giao thông gây nên….
- Bỏng: Là tổn thương một hoặc nhiều lớp tế bào da khi tiếp xúc với chất lỏng nóng, lửa, các TNTT da do các tia cực tím, phóng xạ, điện, chất hóa học, hoặc tổn thương phổi do khối xộc vào đó là trường hợp bỏng.
- Đuối nước: Là những trường hợp TNTT xảy ra do bị chìm trong chất lỏng (nước, xăng, dầu) dẫn đến ngạc do thiếu Ooxy hoặc ngừng tim dẫn đến tử vong trong 24 giờ hoặc cần chăm sóc Y tế hoặc dẫn đến các biến chứng khác.
- Điện giật: Là những trường hợp TNTT do tiếp xúc với điện gây nên hậu quả bị thương hay tử vong.
- Ngã: Là TNTT do ngã, rơi từ trên cao xuống
- Động vật cắn: Chấn thương do động vất cắn, húc, đâm phải..
- Ngộ độc: Là những trường hợp do hít vào, ăn vào,, tiêm vào cơ thể các loại độc tố dẫn đến tử vong hoặc ngộ độc cần có chăm sóc của y tế (do thuốc, do hóa chất).
- Máy móc: là tai nạn do tiếp xúc với vận hành của máy móc…
- Bạo lực: là hành động dùng vũ lực hăm dọa, hoặc đánh người của nhóm người, cộng đồng khác gây tai nạn thương tích có thể tử vong, tổn thương…
III. CÁCH PHÒNG TRÁNH TAI NẠN THƯƠNG TÍCH:
1. Phòng tránh chủ động:
Muốn phòng tránh chủ động TNTT đòi hỏi phải có sự tham gia và hợp tác của cá nhân cần được bảo vệ, có sử dụng đúng các biện pháp phòng tránh hay không. Chúng ta cần phải có nhận thức đúng chấp hành tốt các quy định để phòng tránh.
2. Phòng tránh thụ động:
Là biện pháp có hiệu quả nhất trong kiểm soát tai nạn thương tích. Biện pháp này không đòi hỏi phải có người tham gia của cá nhân cần bảo bệ. Nhưng tác dụng phòng ngừa hay bảo vệ các thiết bị/phương tiện đã được thiết kế để cá nhân được tự bảo vệ.
Ví dụ: Phân tách tuyến đường giao thông cho người đi bộ, người đi ô tô, xe máy riêng….
IV. MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH:
Rất nhiều thương tích nghiêm trọng mà các em có thể phòng tránh được nếu các em có ý thức và thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa.
- Phòng ngã:
+ Không chạy nhảy, đùa nghịch; không gây gổ đánh nhau; không mang đến trường những vật sắc, nhọn nguy hiểm như: dao, súng cao su…..
Các em trong giò ra chơi chúng ta nên ra thư viện đọc sách, hay chơi các trò chơi dân gian như nhảy dây, đá cầu…Tuyệt đối cấm các em không được chạy đuổi nhau trên sân trường, khiến các em bị ngã gây ra các hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.
- Phòng tránh tai nạn giao thông:
+ Thực tốt luật giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy….
+ Không tụ tập trước cổng trường
+ không được dàn hàng ngang, đi đúng làn đường dành cho mình. Đi vào phía bên phải, không phóng nhanh vượt ẩu, không che ô khi điều khiển xe đạp xe máy vì như thế sẽ làm hạn chế tầm nhìn của bản thân và người khác, tuân thủ đúng các loại biển báo; không cho trẻ chơi đùa dưới lòng đường hoặc gần đường giao thông, vỉa hè khu vực đỗ ô tô; phải chú ý quan sát xung quanh trước khi qua đường
- Phòng tránh bỏng:
+ Phòng thí nghiệm phải có nội quy, hướng dẫn an toàn hóa chất, an toàn điện, không chơi đùa quanh khu chế biến, nấu ăn, các thùng vôi, thùng hóa chất, phích nước.
+ Tránh xa nơi dây điện bị đứt. Khi nấu ăn, bạn cần bê xoong, nồi đang nấu băng tấm lót tay; không để các vật dễ cháy gần ngọn lửa,…
- Phòng tránh đuối nước:
+ Tìm hiểu luật giao thông đường thủy;Không nên nhảy xuống nước mà không biết nơi đó nông hay sâu, khi đi bơi nên đi chung với người bơi giỏi, phải mặc áo phao khi bơi và khi đi tàu thuyền, không ăn no hoặc để quá đói trước khi xuống nước.
Không tắm sông, ao, hồ.. khi đi qua sông đi đò phải mặc áo phao cứu sinh. Học bơi phải có người hướng dẫn…
- Phòng tránh ngộ độc thức ăn: Rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn..
Phải ăn thức ăn chín, uống nước đun sôi
+ Không ăn quà, thức ăn chưa biết rõ nguồn gốc xuất xứ, hết hạn sử dụng….
- Phòng tránh điện giật:- Không cắm bất cứ vật gì vào ổ cắm điện vì có thể bị điện giật hoặc gây hỏa hoạn.
- Khi tự cắm điện/bật công tắc điện cần giữ tay thật khô và đi dép.
- Không được leo lên hàng rào quanh một trạm biến áp điện. (Nếu một quả bóng rơi vào trong, hoặc vật nuôi lạc vào trong hàng rào thì hãy nhờ người lớn giúp đỡ).
- Không thả diều gần đường dây điện hoặc trạm biến áp vì diều và dây có thể dẫn điện – gây điện giật.
- Không trèo lên cột điện hoặc trèo lên cây để lấy diều bị mắc kẹt ở trên cao.
- Nhìn kỹ đường dây điện phía trên trước khi trẻ quyết định leo lên một cái cây nào đó vì điện có thể truyền qua nhánh cây khiến trẻ bị giật.
- Không bao giờ đi gần một dây điện bị đứt, nhất là vào lúc trời mưa.
Cách phòng tránh Động vật cắn: Ong đốt, Rắn cắn, chó mèo cắn,…
- Các em không được nghịch tổ ong, không trêu chọc chó, mèo và các vật nuôi, không chơi gần các bụi rậm để tránh bị rắn cắn, nếu phải đi qua thì dùng gậy khua vào bụi rậm phía trước, đợi một lúc rồi mới đi qua.
- Dùng đèn pin hoặc đèn chiếu sáng nếu đi vào ban đêm để phòng rắn cắn.
- Xây dựng môi trường an toàn:
+ Chó, mèo phải được tiêm chủng
+ Không thả chó bừa bãi, khi cho chó ra đường phải có rọ mõm.
+ Phát quang bụi rậm xung quanh nhà.
- Đối với chó, mèo và các vật nuôi khác như: khỉ,… cần dạy trẻ: không trêu chọc khi chúng đang ăn, đang ngủ hoặc đang chăm chó con (cho bú…), không được để trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ một mình với các vật nuôi trong nhà,…