1. Biếng ăn là gì?
Theo ThS. BS. Lê Thị Kim Dung (Khoa Nhi Hệ thống Phòng khám Quốc tế CarePlus), biếng ăn là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là những trẻ trong độ tuổi từ 1 - 6. Tuy nhiên thực tế sau 1 tuổi, tốc độ tăng trưởng của trẻ sẽ giảm dần, dẫn đến lượng thức ăn cần nạp vào cơ thể của bé cũng giảm theo. Đây được gọi là biếng ăn sinh lý và lúc này trẻ vẫn hoàn toàn bình thường.
Thế nhưng biếng ăn cũng có thể xuất phát từ các nguyên nhân khác, có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thể chất lẫn trí tuệ của trẻ như:
- Trẻ bị bệnh: ho, đau họng, sốt, rối loạn đường tiêu hóa…
- Tâm lý:
- Trẻ ham chơi, dẫn đến quá “bận rộn” để ăn.
- Trẻ xa mẹ hoặc bị thay đổi môi trường sống.
- Trẻ sợ ăn do bị ép ăn lâu dài hoặc từng bị tổn thương đường tiêu hóa (hóc, sặc). Đây là nguyên nhân gây biếng ăn rất khó để điều trị.
- Chế độ ăn không phù hợp: ăn lặt vặt quá nhiều, uống nhiều sữa…
- Thiếu máu, thiếu sắt là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ biếng ăn và chậm lớn.
- Thiếu vận động.
Các nguyên nhân có thể xảy ra cùng lúc với các mức độ khác nhau ở mỗi trẻ cụ thể. Vì thế, khi thấy bé biếng ăn, mẹ cần phải bình tĩnh xử lý, tránh để tình trạng trở nên tồi tệ hơn.
2. Bé biếng ăn phải làm sao?
Rất nhiều bố mẹ băn khoăn nên làm gì khi trẻ biếng ăn bởi khi tình trạng này kéo dài, nguy cơ bé bị suy dinh dưỡng sẽ rất cao. Dưới đây là một số cách giúp trẻ hết biếng ăn: